0969 468 619

Hoa cúc tím (Echinacea) là gì? Công dụng và cách dùng tốt cho sức khỏe

Ngày đăng: 02/11/2022 - 08:24 AM 2.361 lượt xem

Bạn có biết Echinacea (Hoa cúc tím) là gì? Công dụng và cách sử dụng Echinacea tốt cho sức khỏe chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Plan Do See tìm hiểu nhé.

Echinacea (Hoa cúc tím) là một loại thảo dược thường thấy trong y học và có những công dụng tốt cho sức khỏe, vậy những công dụng đó là công dụng nào và sử dụng làm sao để đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Echinacea (Hoa cúc tím) là gì?

Echinacea hay còn được gọi là Hoa cúc tím - là một loại thảo mộc phổ biến nhất trên toàn thế giới, chúng có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và thường mọc ở thảo nguyên hay những khu vực có nhiều cây cối.

Echinacea là một nhóm thực vật có hoa trong họ cúc, gồm có chín loài, nhưng chỉ có ba loài thường được sử dụng trong các chất bổ sung thảo dược là Echinacea Purpurea, Echinacea Angustifolia và Echinacea Pallida.

Echinacea (Hoa cúc tím) là gì?

Echinacea (Hoa cúc tím) là gì?

Trong cây Echinacea có chứa các hợp chất hoạt động như axit caffeic, alkamide, axit phenolic, axit rosmarinic, polyacetylen và nhiều loại khác với nhiều lợi ích sức khỏe như giảm viêm, giảm đau, cải thiện khả năng miễn dịch và giảm lượng đường trong máu.

2. Công dụng của thảo dược Echinacea cho sức khỏe

Chất chống oxy hóa cao

Hoa cúc tím có chứa các hợp chất thực vật có chức năng như một chất chống oxy hóa là flavonoid, axit cichoric và axit rosmarinic giúp bảo vệ các tế bào chống lại stress oxy hóa - một trạng thái liên quan đến các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh tim và nhiều bệnh khác.

Hoa cúc tím có chứa các hợp chất thực vật có chức năng như một chất chống oxy hóa

Hoa cúc tím có chứa các hợp chất thực vật có chức năng như một chất chống oxy hóa

Bên cạnh đó, hợp chất alkamide trong hoa cúc tím còn giúp tăng cường hoạt động chống oxy hóa, các chất kiềm giúp làm mới chất chống oxy hóa bị bào mòn và giúp chúng tiếp cận tốt hơn với các phân tử dễ bị stress oxy hóa.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hoa cúc tím có thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng và virus, giúp bạn phục hồi nhanh hơn, đó là lý do tại sao hoa cúc tím thường được sử dụng để ngăn ngừa hay điều trị cảm lạnh thông thường.

Hoa cúc tím giúp hạ đường huyết

Hoa cúc tím giúp hạ đường huyết

Hoa cúc tím giúp hạ đường huyết

Chiết xuất hoa cúc tím được dùng để ức chế các enzyme tiêu hóa carbohydrate, điều này sẽ làm giảm lượng đường vào máu. Chúng còn làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với tác dụng của insulin bằng cách kích hoạt thụ thể PPAR-y, giúp loại bỏ chất béo dư thừa trong máu.

Giảm căng thẳng, lo lắng

Trong cây hoa cúc tím có chứa các hợp chất như alkamide, axit rosmarinic và axit caffeic có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm cảm giác lo lắng.

Giúp chống viêm

Viêm là cách tự nhiên của cơ thể để thúc đẩy chữa lành và tự bảo vệ, đôi khi tình trạng viêm có thể kéo dài lâu hơn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và các vấn đề sức khỏe khác.

Chiết xuất hoa cúc tím giúp chống viêm

Chiết xuất hoa cúc tím giúp chống viêm

Chiết xuất hoa cúc tím có thể giúp giảm viêm dư thừa, giảm các dấu hiệu viêm quan trọng, viêm xương khớp, giảm đau mãn tính và mất trí nhớ do viêm.

Giúp da khỏe mạnh hơn

Với tính chống viêm và chống vi khuẩn, hoa cúc tím ngăn chặn sự phát triển của propionibacterium - nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá.

Bên cạnh đó, chiết xuất hoa cúc tím có trong các sản phẩm chăm sóc da còn giúp cải thiện tình trạng lão hóa da, cải thiện các triệu chứng bệnh chàm da,...

Bảo vệ chống ung thư

Chiết xuất Echinacea Purpurea và axit chicoric được tìm thấy trong cây có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và gây ra cái chết tế bào ung thư bằng cách kích thích quá trình apoptosis hoặc chết tế bào có kiểm soát.

3. Thảo dược này hoạt động như thế nào?

Các hợp chất giúp tăng cường miễn dịch thường có nhiều trong rễ, lá và hoa cúc tím nên bạn có thể pha trà hoa cúc tím hoặc bổ sung thực phẩm chức năng có chứa hoa cúc tím cũng rất tiện lợi.

Thảo dược này hoạt động như thế nào?

Thảo dược này hoạt động như thế nào?

Ngoài ra, với những chiết xuất khác nhau thì hoa cúc tím cũng được sử dụng với liều lượng nhất định:

- Với chiết xuất bột khô, nên sử dụng từ 300-500mg ba lần mỗi ngày.

- Với chiết xuất từ chất lỏng, sử dụng 2.5ml ba lần mỗi ngày hoặc tối đa 10ml mỗi ngày.

4. Tác dụng phụ của thảo dược Echinacea

 Tác dụng phụ của thảo dược Echinacea

Tác dụng phụ của thảo dược Echinacea

Khi sử dụng các sản phẩm Echinacea, bạn có thể gặp phải tác dụng phụ như phát ban, ngứa da, sưng, đau bụng, buồn nôn và khó thở. Những tác dụng phụ này thường phổ biến hơn ở những người bị dị ứng với các loại hoa khác như hoa cúc, cúc vạn thọ, ragweed,...

Tác dụng phụ của hoa cúc tím:

Các sản phẩm Echinacea dường như an toàn và an toàn khi sử dụng ngắn hạn.
 
Đã có trường hợp những người gặp phải tác dụng phụ, chẳng hạn như:
  • Phát ban
  • Ngứa da
  • Sưng
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Khó thở
Tuy nhiên, những tác dụng phụ này phổ biến hơn ở những người bị dị ứng với các loại hoa khác, chẳng hạn như hoa cúc, hoa cúc, cúc vạn thọ, ragweed và hơn thế nữa.
 
Vì echinacea xuất hiện để kích thích hệ thống miễn dịch, những người bị rối loạn tự miễn dịch hoặc những người dùng thuốc ức chế miễn dịch nên tránh nó hoặc tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước.
 
Mặc dù nó có vẻ an toàn khi sử dụng ngắn hạn, nhưng tác dụng lâu dài của nó vẫn còn tương đối chưa được biết đến.
 
Khuyến cáo về liều dùng:

Hiện tại không có khuyến nghị liều chính thức cho echinacea.
 
Một lý do là những phát hiện từ nghiên cứu echinacea rất khác nhau.
 
Bạn nên mua sản phẩm echinacea từ các thương hiệu đáng tin cậy.
 
Điều đó nói rằng, nghiên cứu đã tìm thấy các liều sau đây có hiệu quả trong việc hỗ trợ miễn dịch:
  • Chiết xuất bột khô: 300 đến 500 mg Echinacea purpurea, ba lần mỗi ngày.
  • Chất lỏng chiết xuất từ ​​chất lỏng: 2,5 ml, ba lần mỗi ngày hoặc tối đa 10 ml mỗi ngày.
Tuy nhiên, tốt nhất là làm theo các hướng dẫn đi kèm với bổ sung cụ thể của bạn.
 
Hãy nhớ rằng những khuyến nghị này là dành cho sử dụng ngắn hạn, vì tác dụng lâu dài của echinacea trên cơ thể vẫn chưa được biết đến.

5. Những lưu ý khi sử dụng hoa cúc tím Echinacea

- Những nghiên cứu về Echinacea trên con người thường bị hạn chế nên dù đã được chứng minh giúp cải thiện khả năng miễn dịch, làm giảm lượng đường trong máu, giảm viêm,... nhưng hãy sử dụng Echinacea ngắn hạn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

- Vì Echinacea kích thích hệ thống miễn dịch nên những người bị rối loạn tự miễn dịch hoặc những người dùng thuốc ức chế miễn dịch nên tránh sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng.

Những lưu ý khi sử dụng hoa cúc tím

Những lưu ý khi sử dụng hoa cúc tím

- Nên mua sản phẩm Echinacea từ các thương hiệu đáng tin cậy và làm theo hướng dẫn đi kèm với sản phẩm để có hiệu quả tốt nhất và hạn chế khả năng gặp tác dụng phụ.

Với những thông tin về công dụng của Echinacea (Hoa cúc tím) đối với sức khỏe mà PLAN DO SEE vừa chia sẻ, hy vọng rằng bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích và sử dụng hoa cúc tím đúng cách tốt cho sức khỏe nhé.

Các bài viết khác
Công ty TNHH Plan Do See Việt Nam
© 2021. Bản quyền thuộc Plandosee.com.vn. Tất cả các quyền được bảo hộ. Thiết kế website bởi Tất Thành