096 9468619

Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ phòng ngừa ung thư tái phát?

Ngày đăng: 10/09/2021 - 04:57 PM 773 lượt xem

Ngày nay, y học hiện đại đã giúp các bệnh nhân vượt qua được căn bệnh ung thư nhờ những ca mổ, hóa trị hay xạ trị. Nhưng đâu đó vẫn còn sự lo âu, hoang mang về nguy cơ ung thư tái phát.

Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh ung thư và tuổi đời càng cao, cơ thể lão hóa, sức đề kháng giảm khiến khả năng mắc bệnh càng tăng. Thậm chí sau khi chữa khỏi, nguy cơ ung thư tái phát là khó tránh khỏi nếu bạn không biết cách phòng ngừa. Bài viết dưới đây, sẽ chia sẻ lời khuyên từ các chuyên gia điều trị ung thư Hoa Kỳ về cách giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ phòng ngừa ung thư tái phát?

SAU KHI KẾT THÚC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ, TẾ BÀO UNG THƯ ĐÃ HẾT HẲN TRONG CƠ THỂ CHƯA?

1/ Đầu tiên, chúng ta cần biết, một khi ung thư xuất ở một cơ quan hay cấu trúc trong cơ thể, thì các tế bào ung thư xuất hiện ở nơi nào khác nữa?

Một khi ung thư xuất hiện ở vị trí ban đầu thì :
 
Tế bào ung thư có thể xuất hiện xung quanh bướu, xa hơn hơn thực tế mà ta thấy được khi khám thấy hoặc hình ảnh chẩn đoán như siêu âm, CT, MRI, PET, thấy được, chúng xuất hiện như những chân giả, như những cái tua tỏa ra xung quanh, = có nghĩa là giới hạn thực tế của bướu lớn hơn giới hạn của bướu thấy được trên lâm sàng/hình ảnh: ĐẶC ĐIỂM NÀY LUÔN LUÔN CÓ. Ví dụ: 
Các đặc điểm sau đây không luôn luôn có
  • Di căn đến hạch vùng: 
  • Di căn đến các cấu trúc cơ quan khác như hạch ở xa, gan phổi xương não.v.v.
  • Liên quan đến T, loại mô học, grad mô học, đặc sinh học bướu
  • Một điều cần lưu ý: Không phải luôn luôn khi bướu xuất hiện là có tính đa ổ và có tính di căn
Làm sao người ta biết được những điều này:
  • Nghiên cứu: qua sự thất bại của phẫu thuật lấy bướu/độ rộng ít, nghiên cứu qua sự thất bại nếu chỉ phẫu thuật...
  • Khảo sát hình ảnh như siêu âm, CT, MRI...
2/ Kiểm tra tế bào ung thư có xuất hiện nơi nào khác nữa ngoài vị trí xuất phát ban đầu bằng cách nào?
 
+ Thăm khám lâm sàng hạch vùng, các cơ quan cấu trúc bao gồm hỏi bệnh và khám thực thể
 
+ Các khảo sát hình ảnh chẩn đoán siêu âm, X quang, CT scan, MRI, PET, nội soi, xạ hình, xét nghiệm dấu ấn bướu...: 
  • Tùy giai đoạn khi thăm khám lâm sàng: I-IIB mà LS(-)/ LFT, PA -: không làm
  • Tùy loại ung thư cơ quan nào, tức đặc điểm bệnh học
  •  mà chọn phương pháp đánh giá.
3/ Kết quả của việc đi tìm ung thư có xuất hiện nơi nào khác trong cơ thể ngoài vị trí ban đầu
 
Khi khảo sát âm tính có 2 tình huống:
  • Thật sự không có di căn, lan tràn
  • Hoặc có nhưng quá nhỏ để thấy được: hạn chế của phương tiện, mỗi loại có hạn chế nhiều ít, trong y học gọi là độ nhạy, tức khả năng phát hiện thấp 
  • Còn tế bào ung thư không thấy được thật sự không còn hoặc tiềm ẩn: làm sao biết, đó là vai trò các yếu tố tiên lượng qua nghiên cứu có được, ex các ví dụ về lịch sử điều trị ra đời. Mổ rộng lớn hơn, xạ trị kết hợp hoá, toàn thân hỗ trợ.
4/  Cái thấy được và đã điều trị hết qua thăm khám, hình ảnh chứng minh là đã hết tế bào không thấy được
 
+ Thật sự hết
 
+ Còn âm thầm
 
+ Dự đoán nguy cơ 
  • Để điều trị hỗ trợ
  • Theo dõi 
Tóm lại, sau khi kết thúc điều trị ung thư, trong cơ thể không còn tế bào ung thư ở mức thấy được qua thăm khám và hình ảnh chẩn đoán, tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, có thể trong một trường hợp vẫn còn tế bào ung thư ở mức vi thể mà trước đó đã không thấy.

BỆNH CÓ TÁI PHÁT LẠI KHÔNG?

  • Có, mức độ nhiều ít tùy thuộc: đặc điểm bệnh và đặc điểm người bệnh
  • Dự đoán tái phát
Nguyên nhân tái phát: Tóm lại, sau khi kết thúc điều trị ung thư, bệnh có thể có thể tái phát với khả năng cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ bệnh và khả năng của bản thân.

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SỨC KHOẺ PHÒNG NGỪA UNG THƯ TÁI PHÁT

1. Chế độ dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát

Sau khi kết thúc chữa trị ung thư, bệnh nhân nên có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn sẽ giúp cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo những người đã chữa khỏi ung thư có sức khỏe ổn định sau điều trị nên áp dụng chế độ dinh dưỡng tương tự như chế độ dinh dưỡng phòng chống ung thư.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cũng có thể làm tăng tỷ lệ ung thư tái phát sau điều trị. Ví dụ, các nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ ung thư vú tái phát cao hơn ở những phụ nữ bị béo phì, ăn ít hoa quả và rau xanh. Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tái phát có thể cao hơn ở những người đàn ông ăn nhiều chất béo bão hòa.

Bạn nên ăn gì, hạn chế gì để giảm nguy cơ ung thư tái phát?

√ Ăn ít nhất 2,5 chén rau và trái cây mỗi ngày.

√ Hạn chế ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn và thịt cừu), các loại thịt đã chế biến sẵn (như xúc xích, lạp xưởng, các loại thịt hộp).

√ Nên lựa chọn các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt, tránh các thực phẩm làm từ gạo trắng và đường tinh chế.

√ Nếu bạn thừa cân, hãy cố gắng giảm cân bằng cách giảm calo và tăng cường vận động. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập thể thao để đảm bảo sức khỏe, tránh nguy cơ bị chấn thương.

√ Một số loại bệnh ung thư có liên quan đến rượu, vì vậy, nếu bạn uống rượu, bia, đồ uống có cồn, cách tốt nhất là nên bỏ hoặc hạn chế tới mức tối đa, vì tiêu thụ rượu bia càng nhiều, nguy cơ mắc ung thư càng cao.

2. Ngừa ung thư tái phát bằng cách bổ sung vitamin khi cần

Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ phòng ngừa ung thư tái phát?

Một số người cho rằng sử dụng một số vitamin, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng sẽ giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. Đến nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh quan điểm này. Ngược lại, nhiều nghiên cứu còn cho thấy những thực phẩm chức năng có chứa một dưỡng chất ở hàm lượng cao (cao hơn chế độ dinh dưỡng tham khảo), thậm chí còn có thể gây ra những rủi ro không mong muốn cho những người đã chữa khỏi ung thư.

Xét nghiệm máu có thể xác định hàm lượng một số vitamin nhất định nào đó trong cơ thể bạn ở mức thấp. Trong trường hợp bạn thiếu một vitamin nào đó, bác sĩ có thể kê thuốc bổ sung để làm tăng hàm lượng vitamin đó tới mức cần thiết. Bạn chỉ nên dùng vitamin nếu bác sĩ chỉ định.

3. Tích cực vận động rèn luyện thể lực

Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ phòng ngừa ung thư tái phát?

Một số nghiên cứu ghi nhận đã có sự ảnh hưởng của vận động thể lực tới tuổi thọ của những người mắc ung thư. Tuy nhiên, họ chưa thể đưa ra kết luận liệu vận động thể lực tích cực có thể giúp ngăn ngừa ung thư tái phát hay làm chậm tiến triển của bệnh hay không.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc rèn luyện thể lực thường xuyên giúp giảm lo lắng, trầm cảm, cải thiện tâm trạng, giúp tăng nhận thức về lòng tự trọng và giảm các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, đau và tiêu chảy. Những bài tập thể lực giúp bạn thở mạnh như khi bạn đi bộ nhanh sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Bạn nên trao đổi với bác sĩ về kế hoạch tập luyện thể lực để tìm ra các hình thức luyện tập phù hợp nhất. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng đưa ra lời khuyên đối với những người đã chữa trị khỏi ung thư:

  • Nên tham gia hoạt động rèn luyện thể chất thường xuyên.

  • Tránh tình trạng ít vận động và hãy cố gắng quay trở lại sinh hoạt hàng ngày sau điều trị càng sớm càng tốt.

  • Rèn luyện sức khỏe ít nhất 150 phút và 2 ngày mỗi tuần.

Rèn luyện thể lực dù nhiều hay ít cũng tốt hơn so với không vận động. Vì vậy, nếu tình trạng sức khỏe còn yếu, bạn nên bắt đầu từ từ vận động một chút sau đó dần tăng cường độ và thời gian luyện tập.

Để có thể lựa chọn mức độ hoạt động phù hợp, bạn nên xem xét khả năng vận động, hoạt động gần đây của mình. Hình thức rèn luyện thể lực phù hợp với sở thích cũng là một sự lựa chọn hợp lý.

4. Đi khám ngay khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào

Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ phòng ngừa ung thư tái phát?

Trước tiên, bạn hãy hỏi bác sĩ điều trị để có danh sách những triệu chứng phổ biến khi bị ung thư tái phát về loại mà bạn mắc phải. Cần lưu ý và quan sát các biểu hiện lâm sàng của bản thân. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc các dấu hiệu được liệt kê trong danh sách, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Chỉ có một số triệu chứng chính có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào dưới đây, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị ngay:

  • Ớn lạnh hoặc sốt

  • Khó thở, ho dai dẳng

  • Phân hoặc nước tiểu có máu

  • Dễ bị chảy máu hoặc bầm tím không có lý do

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn hoặc khó nuốt

  • Xuất hiện khối u, cục hoặc sưng không rõ nguyên nhân

  • Dễ phát ban hoặc dị ứng như sưng, ngứa trầm trọng hoặc thở khò khè

  • Sụt cân mặc dù bạn không hề áp dụng bất kỳ biện pháp giảm cân nào

  • Bạn cảm thấy đau bất thường không do chấn thương và cơn đau không tự biến mất

  • Xuất hiện các triệu chứng ung thư mà bạn đã gặp phải trước đây, ví dụ như xuất hiện khối u

  • Bất kỳ triệu chứng nào mà bác sĩ điều trị đã liệt kê cho bạn hoặc các triệu chứng bất thường mà bạn không thể giải thích được.

Bất kỳ khi nào bạn có triệu chứng bất thường, hãy cẩn thận phòng ngừa ung thư tái phát. Ngoài ra, bạn cần lưu ý về các bệnh lý không liên quan đến bệnh ung thư mà bạn đã từng mắc phải trước đây. Với bất kỳ bệnh lý sức khỏe nào, bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng. Khi khám bác sĩ chuyên khoa khác, bạn cần đề cập với bác sĩ về lịch sử bệnh lý và loại ung thư bạn đã mắc phải cũng như tình trạng điều trị.

5. Hãy luôn lạc quan khi đối diện với bệnh

Rất nhiều bệnh nhân ung thư sau khi đã chữa khỏi bệnh luôn lo lắng về khả năng ung thư tái phát và điều này trở thành nỗi sợ gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày của họ. Một số người người đối diện với lo lắng này bằng cách tập trung vào những điều quan trọng nhất của họ trong cuộc sống. Một số người lại chọn cách tham gia một nhóm hỗ trợ ung thư hoặc gặp chuyên gia sức khỏe.

Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về những lo lắng và bận tâm đó để nhận được sự giúp đỡ, điều này có thể giúp bạn kiểm soát cảm xúc và sống một cuộc sống thật trọn vẹn hơn sau khi điều trị ung thư. Ngoài ra, bạn cũng có thể tâm sự cùng người thân và bạn bè để giải tỏa stress khi cần.

Tuy việc ung thư tái phát rất khó kiểm soát, nhưng những bí quyết trên có thể giúp bạn ngăn ngừa sự quay lại của ung thư. Bạn hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh để duy trì sức khỏe nhé.

Các bài viết khác
Công ty TNHH Plan Do See Việt Nam
© 2021. Bản quyền thuộc Plandosee.com.vn. Tất cả các quyền được bảo hộ. Thiết kế website bởi Tất Thành