0969 468 619

Tác dụng chống đột quỵ của nấm Hanabiratake

Ngày đăng: 16/11/2021 - 11:45 AM 1.865 lượt xem
Trong Hội thảo y dược Nhật Bản lần thứ 129, có trình bày về tác dụng chống đột quỵ của nấm Hanabiratake, trong bài viết ngày Plan Do See Việt Nam xin trình bày bản dịch bài phát biểu "Hiệu quả cải thiện chức năng nội mô mạch máu não của hanabiratake trên chuột bị tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ."
 
Nguồn: Phát biểu nghiên cứu liên quan đến Hanabiratake (Hội thảo y dược Nhật Bản lần thứ 129)
 
Tác giả: Kihisa Yoshitomi, Eiko Iwaoka , Takami (Mukogawa Women's University, Hyogo University of Health Sciences)

Giới thiệu về nấm Hanabiratake

Nấm Hanabiratake (Nhật Bản) có tên khoa học là Sparassis crispa thường mọc ở vùng khí hậu ôn đới phía Bắc Nhật Bản, trên những ngọn núi cao 1500m so với mặt nước biển. Vì vậy nó được coi là nguồn dược liệu sạch hiếm có, hưởng trọn vẹn bầu không khí trong lành mà không bị ảnh hưởng xấu bởi môi trường, hóa chất hay khói bụi… Chính vì vậy đây không phải là một loại nấm có thể dễ dàng tìm mua.

 
Nấm Hanabiratake

Hình ảnh thực tế nấm Hanabiratake
 
Nấm Hanabiratake có vị thơm béo, giòn giòn dai dai và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Từ xa xưa, nó đã được người dân Nhật Bản không tiếc lời khen ngợi và thường dùng chế biến thành món ăn trong các bữa tiệc hoàng gia Nhật Bản, hoặc dùng để tiếp đón các vị khách quý. Với những giá trị về dinh dưỡng, Hanabiratake trở thành loại nấm duy nhất được trưng bày trong bảo tàng Thiên nhiên và Con người Nhật Bản từ năm 1821.
 
Và thật tình cờ, trong quá trình nghiên cứu về các loài nấm quý, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra rằng: Các thành viên trong Hoàng gia của Nhật Bản có tỉ lệ mắc ung thư thấp hơn nhiều so với những người dân thường. Sự chênh lệch này nằm ở chính thực đơn của Hoàng gia có nhiều yếu tố chống ung thư mạnh mẽ, trong đó có việc sử dụng nấm Hanabiratake hay còn được gọi là nấm “miến dịch” thường xuyên.

Sau khi bắt tay nghiên cứu sâu về nấm Hanabiratake, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy có chứa hàm lượng betaglucan lên tới 43%, cùng hàm lượng cao protein, carbonhydate, chất xơ và các chất chống oxy hóa như DPPH và phtalid. Theo các nhà khoa học Nhật Bản và Viện Ung thư Hoa kỳ định nghĩa và công bố thì hoạt chất Beta glucan 1-3 có tác dụng kích thích đại thực bào, các tế bào giết tự nhiên (NK – T) nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, mà không ảnh hưởng đến tế bào lành. Từ đó ngăn cản sự phát triển của khối u, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, giảm các tác dụng phụ trong và sau quá trình hóa trị, xạ trị.
 
Từ đây các công trình nghiên cứu về việc nuôi trồng nấm Hanabiratake và tăng hàm lượng betaglucan lên 47,6% trong bột nấm khô được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu về nấm Katsuragi Sangyo (Nhật Bản). Trong đó, công nghệ lên men khuẩn Lactobacillus trên nấm Hanabiratake để tạo ra chủng Lactobacillus paracasei KLB-1 đã được cấp 2 bằng sáng chế của Mỹ và Nhật Bản.

Tác dụng chống đột quỵ của nấm Hanabiratake

Mục đích nghiên cứu

Hanabiratake (Sparassis crispa) là loại nấm ăn được thuộc họ Hanabiratake. Từ trước đến nay đã có các báo cáo về hiệu quả ngăn chặn sự gia tăng huyết áp, giảm tỷ lệ mắc đột quỵ nhờ hấp thu Hanabiratake đối với SHR-SP. Do đó mục đích trong nghiên cứu này là phân tích cơ chế phòng ngừa khởi phát đột quỵ, nghiên cứu ảnh hưởng đối với Akt/NOS/NO trong mô não của Hanabiratake.

Phương pháp

Bổ sung thêm 1.5% hanabiratake trong thức ăn cho SHR-SP, vào thời điểm tuần thứ 4 sau khi hấp thu hanabiratake sẽ tiến hành chiết xuất nước tiểu và não, thực hiện đo bằng bằng máy phân tích nitric oxide NOx trong nước tiểu và mô não. Nhóm nghiên cứu đã phân tích mức độ biểu hiện protein của Total-Akt, eNOS trong mô não và phosphoryl hoá liên quan Akt/eNOS (sử dụng WKY như 1 nhóm đối chứng bình thường)

Kết quả

Kết quả nhận thấy sự gia tăng đáng kể phospho-eNOS(Ser1177)/T-eNOS (phosphoryl hoá của eNOS) trong nhóm hanabiratake và không có sự khác biệt phospho-eNOS(Thr495)/T-eNOS  giữa 3 nhóm. Thêm vào đó, phospho-Akt(Ser473)/T-Akt (tín hiệu thượng nguồn của eNOS) có sự gia tăng trong nhóm hấp thu hanabiratake hơn nhóm đối chứng, trong khi phospho-Akt(Ser308)/T-Akt thì không có sự thay đổi nào. Ngoài ra, so sánh về chất chuyển hóa NO thì trong mô não và nước tiểu nhóm hanabiratake cũng có khuynh hướng gia tăng hơn nhóm đối chứng.

Kết luận

Hiệu quả phòng chống phát sinh đột quỵ của Hanabiratake là thông qua thúc đẩy sự phosphoryl hóa của Akt(Ser473)/eNOS(Serl177), sự gia tăng sản sinh NO và cải thiện chức năng nội mô mạch não.

Các bài viết khác
Công ty TNHH Plan Do See Việt Nam
© 2021. Bản quyền thuộc Plandosee.com.vn. Tất cả các quyền được bảo hộ. Thiết kế website bởi Tất Thành