Miễn dịch tự nhiên là hàng rào đầu tiên của cơ thể ngăn chặn không cho các loại virus, vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập và tấn công, trong khi đó miễn dịch nhân tạo hoạt động giống như hàng rào bảo vệ thứ hai có vai trò chống lại sự tái nhiễm của các tác nhân gây bệnh giống nhau. Tuy đảm nhiệm chức năng khác nhau nhưng miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo cùng tương tác, hỗ trợ nhau để ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây hại và bảo vệ sức khỏe con người.
Cùng
Plan Do See tìm hiểu về miễn dịch tự nhiên, vai trò quan trọng và cách tăng cường như thế nào là hiệu quả để duy trì sức đề kháng khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật nguy hiểm.
Miễn dịch tự nhiên là gì?
Miễn dịch tự nhiên (còn được gọi là miễn dịch không đặc hiệu hay miễn dịch bẩm sinh) là hàng rào đầu tiên của cơ thể tập trung ngăn chặn không cho các loại virus, vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập và tấn công cơ thể. Đây là khả năng phòng thủ sẵn có của cơ thể được lập tức sinh ra ngay sau khi chào đời, không phải là kết quả của việc tiêm vắc xin hay sử dụng các loại thuốc.
Khi nhận ra có “kẻ lạ mặt” xâm nhập và tấn công cơ thể, các tế bào của hệ miễn dịch tự nhiên sẽ bao vây xung quanh, bao bọc “kẻ lạ mặt” bên trong thực bào và tiêu diệt chúng. Chính vì vậy, khi miễn dịch tự nhiên bị suy yếu, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài và dễ mắc các bệnh như cúm mùa, cảm lạnh, viêm khớp, nhiễm trùng, dị ứng, thậm chí là ung thư.
Miễn dịch tự nhiên là tập hợp của nhiều thành phần khác nhau bao gồm hàng rào giải phẫu (da và niêm mạc), các thành phần tế bào, những phân tử do tế bào tiết ra, hóa chất và chất sinh học tham gia vào sự bảo vệ các bề mặt của cơ thể. Chúng cùng phối hợp và tham gia vào quá trình phát hiện, tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể, nhờ đó giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật cho con người.
Bên cạnh đó, miễn dịch tự nhiên còn đóng vai rất quan trọng thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh bằng cách sản xuất các tế bào mới thay thế các tế bào cũ đã hư hại và bị loại bỏ. Ngoài ra, một vai trò rất quan trọng khác của miễn dịch tự nhiên là đẩy mạnh khả năng chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể.
Khi một tế bào khỏe mạnh trong cơ thể nhưng mang đột biến gen và phát triển không kiểm soát sẽ hình thành các tế bào ung thư. Lúc này, miễn dịch tự nhiên có khả năng phát hiện các tế bào bất thường này và lập tức tiêu diệt trước khi chúng phát triển thành một khối ung thư lớn.
Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo khác gì nhau?
Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo tuy đảm nhiệm những chức năng riêng biệt nhưng đều có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây hại và bảo vệ sức khỏe con người. Nhìn chung miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo có những điểm khác biệt như sau:
Nội dung |
Miễn dịch tự nhiên |
Miễn dịch nhân tạo |
Cách hình thành |
Là miễn dịch sẵn có của cơ thể được sinh ra ngay sau khi chào đời, không phải là kết quả của việc tiêm vắc xin hay sử dụng các loại thuốc. |
Là miễn dịch thu được khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên do bị nhiễm bệnh hoặc tiêm vắc xin vào cơ thể. |
Tính đặc hiệu |
Miễn dịch tự nhiên có đáp ứng không đặc hiệu với tất cả các loại kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. |
Miễn dịch nhân tạo chỉ có đáp ứng miễn dịch đặc hiệu đối với một kháng nguyên nhất định là các tác nhân đã gây ra đáp ứng miễn dịch. |
Tính ghi nhớ miễn dịch |
Miễn dịch tự nhiên không có khả năng ghi trí miễn dịch. |
Miễn dịch nhân tạo có khả năng ghi nhớ miễn dịch sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên lần đầu. Lúc này đáp ứng miễn dịch sẽ được hình thành và hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ đặc điểm, cấu tạo của loại kháng nguyên này.
Về sau, khi cơ thể bị các tác nhân này xâm nhập thì sẽ phản ứng nhanh và mạnh hơn để bảo vệ cơ thể.
|
Tính di truyền |
Có khả năng di truyền từ đời này sang đời khác. |
Không có khả năng này. |
Kháng thể được sản sinh ra |
Các kháng thể được bạch cầu sản sinh ra để chống các tác nhân vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công cơ thể. |
Các kháng thể này được sản sinh ra từ bạch cầu do có sự tác động của vắc xin sau khi được tiêm vào cơ thể. |
Thời gian đáp ứng |
Đáp ứng miễn dịch tự nhiên có thể xuất hiện trong vài phút đến vài giờ sau khi tác nhân xâm nhập vào cơ thể. |
Đáp ứng miễn dịch nhân tạo có thể xuất hiện trong vài tuần đến một tháng sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên có trong vắc xin được tiêm vào cơ thể. |
Tính hiệu quả |
Đáp ứng miễn dịch tự nhiên ít hiệu quả hơn đáp ứng miễn dịch nhân tạo. |
Đáp ứng miễn dịch nhân tạo có hiệu quả hơn |
Tính bền vững |
Có tính bền vững tốt hơn khi đã tồn tại trong suốt thời gian con người sinh ra, lớn lên và già đi. |
Tuy cũng được duy trì ổn định nhưng không thể tồn tại mãi mãi mà cần thực hiện tiêm nhắc (đối với một số loại vắc xin) để cơ thể được bảo vệ tốt nhất trước các tác nhân gây bệnh. |
Tính ứng dụng |
Được ứng dụng để trở thành liệu pháp miễn dịch điều trị một số bệnh ung thư. |
Nghiên cứu và điều chế vắc xin giúp cứu sống và bảo vệ hàng triệu người trên thế giới. |

Miễn dịch tự nhiên hoạt động như thế nào?
Miễn dịch tự nhiên không đòi hỏi phải có sự phơi nhiễm trước với kháng nguyên (tức là khả năng ghi nhớ miễn dịch) để có thể hoạt động hiệu quả. Do đó, cơ chế hoạt động của miễn dịch tự nhiên là có thể đáp ứng ngay lập tức với sự xâm nhập của các tác nhân gây hại tấn công cơ thể. Tính từ ngoài vào trong, cơ thể sẽ có các loại hàng rào bảo vệ hoạt động theo cơ chế như sau:
1. Hàng rào vật lý
-
Da là bộ phận có cấu tạo gồm nhiều lớp màng kiên cố và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt hóa – sinh như biểu bì, trung bì, hạ bì và lớp mỡ dưới da. Đây được xem như hàng rào vật lý đầu tiên có vai trò rất quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập và tấn công cơ thể.
-
Niêm mạc là lớp mô mỏng bao phủ lên bề mặt của cơ thể (bề mặt của mắt) và các cơ quan rỗng (bên trong miệng, cổ họng, thực quản, bụng, ruột non, đại tràng). Chúng có khả năng tiết ra chất nhầy và các tế bào miễn dịch để hình thành nên hàng rào bảo vệ ngăn cản các tác nhân gây hại. Nếu lớp niêm mạc này bị mất đi hoặc bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân nguy hiểm virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập và tấn công cơ thể một cách dễ dàng.
-
Nghiên cứu cho thấy có đến 95% các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường ăn uống. Chính vì vậy, hệ tiêu hóa được cấu tạo rất đặc biệt để đảm nhiệm vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Không chỉ hoạt động để cung cấp dưỡng chất thiết yếu đi nuôi khắp cơ thể mà còn có khả năng tiêu diệt các tác nhân xâm nhập qua đường tiêu hóa và gây bệnh. Hơn nữa, nếu chăm sóc và giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh mỗi ngày thì chúng còn giúp chúng ta ăn ngon, ngủ ngon và ít bị ốm vặt.
2. Hàng rào hóa học
-
Kháng thể là các protein do tế bào B (còn được gọi là tế bào lympho B) sản sinh ra. Chúng có vai trò quan trọng trong việc nhận biết kháng nguyên của tác nhân gây bệnh và kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể phù hợp. Sau đó, kháng thể sẽ gắn chặt với kháng nguyên để kích hoạt phản ứng miễn dịch giúp phá hủy tác nhân gây bệnh này.
-
Các tế bào miễn dịch bao gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào và tế bào đơn nhân bao gồm mono bào, đại thực bào, tế bào mast có vai trò giải phóng các chất trung gian gây viêm.
-
Các protein miễn dịch như interleukin có tác dụng kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch và giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
3. Hệ thống tế bào miễn dịch tự nhiên
-
Hệ thống tế bào miễn dịch tự nhiên được cấu tạo bởi tế bào giết khuẩn tự nhiên (NK), tế bào T gamma/delta, và tế bào NKT có vai trò rất quan trọng nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư cũng như các tế bào nhiễm virus trong cơ thể. NK là loại tế bào miễn dịch tự nhiên rất đặc biệt khi có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư và các tế bào nhiễm virus mà không đòi hỏi phải có sự phơi nhiễm trước với kháng nguyên (tức là khả năng ghi nhớ miễn dịch).
Các phản ứng khi hệ miễn dịch tự nhiên hoạt động
1. Viêm
Viêm được giải thích là phản ứng bảo vệ bình thường của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Chúng xảy ra khi các tế bào miễn dịch gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào trong cơ thể tăng cường hoạt động để chiến đấu bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
Mặc dù phản ứng viêm là một phần quan trọng của quá trình lành vết thương và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, nhưng nó cũng có thể gây ra một số triệu chứng khiến người bệnh không thoải mái như đau, sưng và đỏ. Trong một số trường hợp, phản ứng viêm có thể trở nên quá mức và gây ra tổn thương cho cơ thể, dẫn đến các bệnh lý viêm nhiễm và tự miễn dịch.
2. Sự hình thành phù nề
Phản ứng phù nề xảy ra khi hệ thống miễn dịch tự nhiên phản ứng quá mức hoặc không kiểm soát đối với một tác nhân gây kích thích. Phản ứng phù nề thường gặp nhất là phản ứng dị ứng. Đây là một loại phản ứng phù nề do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một chất lạ, thường là dị nguyên (allergen) khiến cơ thể có các triệu chứng như phát ban, ngứa, nổi mề đay, sưng, khó thở và sốc phản vệ.
3. Sốt
Sốt cũng được xem là một trong số các phản ứng khi hệ miễn dịch tự nhiên hoạt động nhằm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, trong đó phổ biến nhất là ký sinh trùng và virus.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến miễn dịch tự nhiên?
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch tự nhiên. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng:
1. Tuổi tác
Hệ miễn dịch tự nhiên thường trở nên yếu đi theo tuổi tác. Các nghiên cứu cho thấy, từ khoảng 60 tuổi trở đi, các tế bào miễn dịch trong cơ thể già đi và mất dần khả năng liên kết với nhau. Điều này khiến cơ thể mất nhiều thời gian để phản ứng kịp thời trước các tác nhân gây bệnh và bảo vệ cơ thể hiệu quả.
2. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch tự nhiên khỏe mạnh. Việc thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin và khoáng chất có thể khiến cơ thể không đủ chất dinh dưỡng để tái tạo và nuôi dưỡng các tế bào lympho T, tế bào lympho B khiến suy giảm chức năng miễn dịch.
Chính vì vậy, cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng đầy đủ các loại thực phẩm chất đạm, chất xơ, chất béo chất lượng, vitamin và khoáng chất, bổ sung đủ nước cho cơ thể. Đồng thời nên cắt giảm các thực phẩm có hại cho sức khỏe như thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nhiều giàu mỡ, các chất kích thích, rượu, bia, đồ uống có cồn và thuốc lá độc hại.
3. Tâm lý (căng thẳng, stress)
Stress có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch tự nhiên. Stress kéo dài khiến cho hệ miễn dịch hoạt động yếu đi, kém nhạy cảm khi có tác nhân xâm nhập vào cơ thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như tim mạch, tiểu đường, các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa.
4. Giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra giấc ngủ và hệ miễn dịch có mối quan hai chiều. Những người thiếu ngủ mãn tính (ít hơn 6 giờ mỗi đêm) sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch và dễ mắc bệnh hơn. Việc ngủ đủ giấc và có thời gian ngủ chất lượng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất các tế bào lympho B và củng cố hệ miễn dịch vững chắc khi có các tác nhân nguy hiểm xâm nhập và tấn công cơ thể.
5. Môi trường sống
Môi trường sống bị ô nhiễm cũng làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch tự nhiên và tàn phá sức khỏe rất nghiêm trọng. Không khí chứa nhiều hóa chất độc hại như khói, bụi, hóa chất, vi khuẩn, virus, vi sinh vật gây hại có thể khiến cơ thể dễ viêm nhiễm và kích ứng hơn. Nếu tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài có thể khiến chức năng phòng vệ của hệ miễn dịch bị suy giảm, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thậm chí là ung thư.

Hướng dẫn cách tăng cường miễn dịch tự nhiên
Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiên trì. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe tổng thể sẽ giúp hệ miễn dịch ngày càng mạnh khỏe hơn. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của mình:
-
Dinh dưỡng cân đối: xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, đầy đủ các thực phẩm giàu protein, chất xơ từ rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, vitamin vitamin C, vitamin D, vitamin E và khoáng chất như kẽm và selen. Đây là cách tốt nhất để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh.
-
Tập thể dục đều đặn: tập thể dục có thể giúp cải thiện sự lưu thông của máu và giảm cân nặng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên.
-
Ngủ đủ giấc: ngủ đủ giấc và ngủ ngon sẽ giúp cơ thể được phục hồi, các tế bào được tái tạo, đồng thời giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
-
Quản lý stress: những phương pháp giúp giảm stress hiệu quả như thiền, yoga hoặc thực hành kỹ thuật thở sâu sẽ giúp giảm bớt tác động tiêu cực của stress lên cơ thể và tâm trí. Nhờ đó mà giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến stress như tim mạch, tiểu đường, các vấn đề hô hấp và tiêu hóa, cũng như hỗ trợ hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.
-
Tránh hút thuốc và rượu bia: Hút thuốc lá và tiêu thụ rượu bia có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Chình vì vậy, hãy cố gắng hạn chế và từ bỏ hẳn các thói quen không tốt này.
-
Giữ vệ sinh cá nhân: hình thành thói quen rửa tay thường xuyên và vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày để giúp loại bỏ các loại vi khuẩn, virus, vi sinh vật gây hại trú ngụ trên da chờ thời cơ xâm nhập vào cơ thể.
-
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ: Đảm bảo tiêm đầy đủ và đúng lịch các mũi vắc xin cơ bản và cập nhật các mũi tiêm nhắc lại nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
-
Sử dụng thảo dược và thực phẩm bổ sung: Một số thảo dược và thực phẩm bổ sung có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung nào.
Một số bệnh khi hệ miễn dịch tự nhiên có vấn đề
1. Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu rất phổ biến với các triệu chứng nổi mụn, sưng tấy, đỏ và ngứa. Da trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng bởi các yếu tố môi trường như ánh nắng mặt trời hoặc hóa chất trong mỹ phẩm. Đến nay, các nhà khoa học chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da cơ địa.
Tuy nhiên, một số giải thuyết cho rằng da quá khô nên dễ kích ứng, đồng thời phản ứng quá mức của hệ miễn dịch tự nhiên đối với các yếu tố gây kích ứng bên ngoài như vi khuẩn, virus hoặc dầu nhờn trên da cũng có thể gây viêm da cơ địa.
Để điều trị bệnh viêm da cơ địa, bác sĩ da liễu thường chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại kem bôi ngoài da hoặc thuốc giảm viêm nhẹ để cải thiện các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, việc duy trì chăm sóc làn da đúng cách và tránh các yếu tố kích ứng có thể giúp kiểm soát tình trạng này.
2. Bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn (còn được gọi là bệnh tự miễn dịch) là một loại bệnh do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào và mô của chính nó. Thông thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phân biệt giữa các tế bào và mô của cơ thể với các tác nhân ngoại lai gây hại như vi khuẩn, virus hoặc tế bào ung thư. Tuy nhiên, trong các trường hợp mắc bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch không hoạt động đúng cách và nhận biết nhầm các tế bào và mô của cơ thể là “kẻ lạ mặt” là dẫn đến việc tấn công chúng.
Có nhiều loại bệnh tự miễn khác nhau có thể kể đến như bệnh viêm khớp, bệnh lupus, bệnh tự miễn tiểu đường loại 1, viêm gan tự miễn, và nhiều bệnh khác. Mỗi loại bệnh tự miễn có triệu chứng và cơ chế gây bệnh riêng biệt, nhưng chung quy lại, chúng đều liên quan đến hệ thống miễn dịch không hoạt động đúng cách.
Điều trị cho bệnh tự miễn, phác đồ điều trị của bác sĩ thường tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Phương pháp điều trị có thể bao gồm thuốc corticosteroid, thuốc chống vi khuẩn hoặc chống virus, thuốc ức chế miễn dịch hoặc một số loại thuốc điều trị khác tùy thuộc vào loại bệnh tự miễn mà người bệnh mắc phải. Tuy nhiên, điều quan trọng là các người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và chăm sóc sức khỏe tốt để giúp kiểm soát bệnh tự miễn một cách hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ miễn dịch tự nhiên là gì. Việc hiểu biết về cách hoạt động của hệ thống miễn dịch tự nhiên không chỉ giúp mỗi chúng ta duy trì sức khỏe tốt mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phòng tránh các bệnh lý.