0969 468 619

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam

Ngày đăng: 01/04/2024 - 01:46 PM 123 lượt xem

Quan hệ thương mại Nhật Bản – Việt Nam lên một tầng cao mới, hợp tác chiến lược toàn diện. Nhật Bản là đối tác đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương nhất với Việt Nam như: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Quan hệ thương mại Nhật Bản – Việt Nam

Việt Nam nhập khẩu những mặt hàng nào từ Nhật Bản?

Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản rất nhiều mặt hàng như:

  • Những mặt hàng phục vụ cho sản xuất công nghiệp như máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng,
  • Sản phẩm điện tử và linh kiện, linh kiện ôtô,
  • Sắt thép các loại, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày…
  • Chất dẻo nguyên liệu, hóa chất,…
  • Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, Vitamin, sữa,…
  • Đồ gia dụng: xoong nồi, nồi cơm điện, máy xay sinh tố, bếp điện, máy rửa bát, tủ lạnh,…
  • Đồ mẹ và bé, đồ chơi trẻ em,…
  • Hàng tiêu dùng: sữa tắm, dầu gội, kem đánh răng,…
  • Thực phẩm: các loại bánh kẹo, hoa quả, thực phẩm chế biến, rượu bia,…

Các tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản bắt buộc phải khai báo Hải Quan. Vậy thủ tục để nhập khẩu hàng từ Nhật về Việt Nam như thế nào?

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam

Cá nhân không thể trực tiếp nhập khẩu hàng hoá mà phải là một pháp nhân có đăng ký thành lập doanh nghiệp mới có thể thực hiện nhập khẩu. Doanh nghiệp đăng ký sử dụng chữ ký số tại trang web của Tổng cục Hải quan tại https://www.customs.gov.vn/.

Sau khi có Chữ ký số thì doanh nghiệp đăng ký sử dụng Chữ ký số đó cho việc khai hải quan điện tử tại trang web của Tổng cục Hải quan. Đăng ký sử dụng Hệ thống Thông quan Tự động (VNACCS)

Quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1. Xác định loại hàng hóa nhập khẩu từ Nhật

Xác định loại hàng hóa nhập khẩu thuộc ngành hàng nào, có thuộc mặt hàng nhập khẩu cần điều kiện hay mặt hàng cấm không.

  • Hàng thông thường: Là những mặt hàng được nhập khẩu chỉ cần chứng từ cơ bản.
  • Hàng hóa phải xin giấy phép: Là những hàng hóa theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế..
  • Hàng cấm nhập khẩu: Được quy định theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
  • Mặt hàng cần công bố hợp quy hợp chuẩn: Thủ tục công bố hợp quy cho lô hàng đã được quy định rõ tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
  • Hàng cần kiểm tra chuyên ngành: Cơ quan chức năng sẽ đến tận nơi để lấy mẫu về kiểm tra, sau khi đưa hàng về cảng.

Ví dụ: Một số hàng hoá như đồ điện tử, máy móc thiết bị, ô tô xe máy… phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam như tiêu chuẩn về nhãn mác, công năng, vận hành, an toàn, bảo vệ môi trường…

Bước 2. Xác định các loại thuế phí phải nộp

Kiểm tra mã HS code cho mặt hàng, C/O form AJ hay C/O form VJ để biết các loại thuế phải đóng như:

  • Thuế nhập khẩu;
  • Thuế VAT: Mức thuế giá trị gia tăng thường là 10%, một số ít hàng hóa chỉ chịu mức thuế 5%.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu bia, thuốc lá, ô tô…
  • Thuế bảo vệ môi trường: Hàng hóa mà khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường như xăng dầu, than đá, thuốc bảo vệ thực vật….
  • Thuế phân biệt đối xử;
  • Thuế tự vệ, chống bán phá giá;
  • Thuế ngoài hạn ngạch.

Bước 3. Ký hợp đồng ngoại thương

Tìm kiếm đối tác phân phối để đàm phán nhập khẩu hàng hóa từ Nhật về Việt Nam. Các thỏa thuận cần hợp thức hóa giao dịch trong hợp đồng, xuyên suốt quá trình nhập khẩu hàng hóa. Trong hợp đồng thể hiện rõ: Tên mặt hàng, số lượng, trọng lượng, giá thành, quy cách đóng gói, phương thức thanh toán, điều khoản giao hàng, thời gian giao hàng,…

Bước 4: Thanh toán và vận chuyển hàng hóa

Căn cứ vào hợp đồng, người mua cần thanh toán cho người bán Nhật theo các phương thức thông dụng bao gồm L/C, TT, DP,…

Hàng hóa được xếp lên phương tiện vận chuyển, vận chuyển từ Nhật về Việt Nam. Tùy vào yêu cầu của người mua, mà người bán yêu cầu cung cấp các loại chứng từ cần thiết.

Bước 5. Kiểm tra bộ chứng từ Hải Quan nhập khẩu

Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản cần chuẩn bị các loại chứng từ như:

  • Hợp đồng ngoại thương (Sales contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial involce)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
  • Vận đơn(Bill of lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
  • Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa C/Q
  • Giấy phép nhập khẩu nếu có
  • MSDS (dành cho hàng nguy hiểm, hàng hóa chất)
  • Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS
  • Và các giấy tờ khác có liên quan.

Bước 6: Khai và truyền tờ khai hải quan

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ, tiến hành mở tờ khai hải quan Tổng Cục Hải Quan Việt Nam. Sau đó truyền tờ khai thông qua phần mềm ECUS5VNACCS trên hệ thống VNACCS của Cục Hải quan.

Hệ thống sẽ tự động phân luồng:

  • Luồng xanh: Nếu Hệ thống VNACCS phản hồi luồng Xanh, nhà nhập khẩu được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa.
  • Luồng vàng: Nếu hệ thống gửi phản hồi luồng Vàng, người nhập khẩu phải nộp thêm các hồ sơ giấy sau để Hải quan kiểm tra:
    Vận đơn;
    Phiếu đóng gói hàng;
    Tờ khai trị giá;
    Hóa đơn;
    Giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp hàng hóa thuộc diện phải có Giấy phép nhập khẩu);
    Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (đối với các trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành);
    Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O.
  • Luồng đỏ: Nếu hệ thống phản hồi luồng Đỏ, người nhập khẩu sẽ phải nộp các hồ sơ như trong trường hợp Luồng vàng và cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp này.

Bước 7: Lấy lệnh giao hàng (Delivery Order)

Lệnh giao hàng là một loại chứng từ mà hãng tàu hoặc công tư chuyên vận chuyển phát hành. Nó được dùng để yêu cầu đơn vị lưu hàng ở kho hoặc cảng chứa hàng cho chủ hàng. Doanh nghiệp muốn có được lệnh giao hàng thì phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ sau và đưa đến cho hãng vận chuyển.

  • Giấy giới thiệu của công ty;
  • Bản sao CMND/CCCD;
  • Giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice);
  • Bill of lading (copy) của lô hàng;
  • Bản gốc vận đơn đã được lãnh đạo công ty đóng dấu xác nhận.

Bước 8: Thông quan và vận chuyển hàng hoá về kho

Tiến hành nộp thuế và hoàn tất thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam. Nhà nhập khẩu phải chuẩn bị, bố trí phương tiện vận tải để đưa hàng về kho của mình.

Bước 9: Lưu trữ hồ sơ và chứng từ

Mọi chứng từ, giấy tờ liên quan đến quá trình nhập khẩu hàng hóa từ Nhật cần phải được lưu trữ bảo quản. Để đối chiếu trong trường hợp khiếu nại, cơ quan thuế hải quan kiểm tra,…
 
Các chứng từ cần lưu giữ bao gồm:
  • Hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung hải quan, hồ sơ đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế, hồ sơ báo cáo sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế.
  • Hồ sơ xét miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế và xử lý tiền thuế nộp thừa.
  • Chứng từ vận tải, phiếu đóng gói, tài liệu kỹ thuật,…
  • Sổ sách, chứng từ kế toán.

Những Lưu Ý Khi Làm Thủ Tục Nhập Hàng Từ Nhật Bản

Việc tìm hiểu rõ những điều đáng lưu ý trong quá trình làm thủ tục nhập hàng từ Nhật Bản sẽ giúp khách hàng tránh được những rắc rối không mong muốn. 
  • Trước hết bạn nên tìm hiểu kỹ những loại hàng hóa được nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam. Nếu không, hàng hoá sẽ bị giữ lại.
  • Tìm đối tác kinh doanh uy tín, có đầy đủ giấy phép kinh doanh, sản phẩm có nhãn, mác, tem bảo hành và đạt chuẩn chất lượng.
  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, chữ ký số để quá trình thông quan được diễn ra thuận lợi. 

Chi phí logistics khi nhập hàng từ Nhật Bản

1. Phí vận tải hàng hóa

Hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam được vận chuyển chủ yếu bằng 2 phương thức: đường biển và đường hàng không.

1.1. Vận tải đường hàng không

Tuyến vận tải hàng không từ Nhật Bản về Việt Nam khá gần. Có 2 gói dịch vụ bay thẳng (bay trong ngày) hoặc bay chuyển tải (2~3 ngày). Thông thường, đơn giá vận chuyển bằng đường hàng không thường được tính dựa trên khoảng khối lượng hàng hóa. Khoảng khối lượng này thường được viết tắt như sau: -45, +45, +100, +250, + 300, +500kg …
 
Lấy đơn giá nhân với khối lượng (khối lượng thực tế hoặc khối lượng thể tích), ta sẽ tính được chi phí vận chuyển hàng không cuối cùng:
 
– Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight)
 
– Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (chargable / Volumetric / Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định.

1.2. Vận tải đường biển

Hiện nay, các hãng tàu biển khai thác hầu hết các tuyến từ cảng chính (main ports) của Nhật Bản như Tokyo, Osaka, Kobe, Yokohama và Nagoya về Hải Phòng, Cát Lái, Đà Nẵng và Quy Nhơn. Để tính được cước vận tải biển đúng, chủ hàng cần lưu ý một số điểm sau:
 
– Loại hàng hóa được vận chuyển là gì
 
– Loại container được chọn: container thường, container lạnh, container flat rack, container open top,…
 
– Dịch vụ chạy thẳng hay chuyển tải qua nước thứ 3.

2. Chi phí logistics khác

– Chi phí bảo hiểm: phí này được chủ hàng hóa để bảo vệ hàng hóa của mình trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản, lưu trữ
 
– Chi phí nâng hạ tại cảng biển: là chi phí cảng, bãi thu cho dịch vụ xếp, hạ hoặc di chuyển container hàng hóa
 
– Chi phí vận tải đường bộ: là chi phí thuê xe tải để đưa hàng hóa từ cửa khẩu về kho của chủ hàng
 
– Chi phí giao nhận, chứng từ hải quan: chi phí thuê dịch vụ khai báo hải quan, thông quan hàng hóa
 
– Chi phí khai thác địa phương (local charges): là các chi phí hãng tàu thu, phục vụ khai thác tàu biển, tàu bay tại cảng, ga hàng hóa.

Trên đây, Plan Do See đã hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam, hy vọng giúp ích được cho quý khách!

Các bài viết khác
Công ty TNHH Plan Do See Việt Nam
© 2021. Bản quyền thuộc Plandosee.com.vn. Tất cả các quyền được bảo hộ. Thiết kế website bởi Tất Thành