0969 468 619

Các nguyên nhân gây oxy hóa trong cơ thể

Ngày đăng: 22/04/2024 - 10:35 AM 159 lượt xem

Thực tế, có nhiều tác nhân gây oxy hoá trong cơ thể, chẳng hạn như khói bụi, ô nhiễm môi trường, thuốc lá, hoá chất, đường huyết cao,... Những yếu tố này có thể gây mất cân bằng oxy hoá và dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm suy giảm hệ miễn dịch, tiểu đường, xơ vữa động mạch,...

Quá trình oxy hóa tế bào

Quá trình oxy hóa tế bào

1. Thế nào là oxy hoá trong cơ thể?

Oxy hoá hay còn được biết đến là gốc tự do trong cơ thể, đóng vai trò là các phân tử electron đơn lẻ hoặc chưa thành cặp. Theo thường lệ, các phân tử bao gồm một nhóm nguyên tử sẽ được gắn kết với nhau thông qua hoạt động của các cặp electron. Tuy nhiên, do một số tác nhân nhất định mà các phân tử gốc tự do bị thiếu hụt mất một electron, dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện tích. Lúc này, các phân tử thiếu hụt sẽ chiếm electron từ những phân tử khác trong các tế bào protein, lipid, ADN hoặc ARN.

Hiện tượng chiếm electron có xu hướng xảy ra theo dây chuyền, tức là từ gốc tự do này sang gốc tự do khác. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mất cân bằng oxy hoá hoặc stress oxy hóa, từ đó gây ra các tổn thương cho màng tế bào và làm rối loạn chức năng của các tế bào trong cơ thể.

Khi cơ thể còn khoẻ mạnh và dẻo dai sẽ có khả năng kiểm soát các gốc tự do thông qua sự hoạt động tích cực của những chất chống oxy hóa nội sinh. Một khi bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc lão hoá, cơ thể sẽ giảm khả năng trấn áp gốc tự do. Lúc này, tình trạng oxy hoá sẽ hoạt động mạnh mẽ và tấn công các tế bào lành. Đây cũng chính là lý do vì sao bạn dễ mắc phải các bệnh nghiêm trọng như đái tháo đường, tim mạch hoặc ung thư.

Nguyên nhân gây mất cân bằng oxy hóa

Nguyên nhân gây mất cân bằng oxy hóa

2. Điểm mặt một số tác nhân gây oxy hóa trong cơ thể

Thông thường, oxy hoá sẽ được hình thành khi tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài môi trường hoặc do quá trình trao đổi chất tự nhiên trong cơ thể. Một số tác nhân oxy hóa, bao gồm:

  • Ô nhiễm môi trường.
  • Viêm nhiễm bên trong cơ thể.
  • Tiếp xúc thường xuyên với tia UV, hoá chất hoặc khói thuốc.
  • Tiếp xúc với bức xạ, nấm mốc, vi khuẩn.
  • Uống nhiều rượu/ bia và những chất kích thích khác.
  • Lượng đường huyết cao.
  • Thường xuyên lạm dụng chất béo không no.
  • Nhiễm trùng do vi rút dẫn đến mất cân bằng oxy hoá.
  • Thiếu hụt chất chống oxy hoá trong cơ thể.
  • Hấp thụ quá mức lượng kẽm, đồng, sắt và magie.
  • Lượng oxy quá ít hoặc quá nhiều trong cơ thể.
  • Các mô bị tổn thương do tập luyện thể dục quá sức trong thời gian dài.
  • Mất cân bằng oxy hoá do bổ sung dư thừa chất chống oxy hóa nhân tạo.

3. Mất cân bằng oxy hoá gây hại gì cho sức khỏe?

Thực chất, oxy hoá là một quá trình bình thường của cơ thể. Nếu hoạt động đúng cách, bản thân các gốc tự do sẽ trở thành “vệ binh” hữu ích giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất cân bằng oxy hoá xảy ra, các gốc tự do sẽ bắt đầu hoạt động quá mức cần thiết và tấn công vào mô mỡ, DNA và protein trong cơ thể, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng các tế bào theo thời gian.

Sự tấn công của các gốc tự do trong cơ thể sẽ khiến người bệnh dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe dưới đây:

  • Bệnh Alzheimer và một số chứng mất trí nhớ khác.
  • Bệnh tự miễn.
  • Bệnh tim do tắc động mạch.
  • Bệnh ung thư.
  • Bệnh liên quan đến tuổi tác.
  • Bệnh đục thuỷ tinh thể.
  • Xơ cứng mạch máu.
  • Đái tháo đường.
  • Xơ vữa động mạch.
  • Tăng huyết áp.
  • Lão hoá.
  • Các thay đổi về da và tóc như da nhăn nheo, rụng tóc hoặc bạc tóc sớm.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa các tác nhân gây oxy hoá trong cơ thể?

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn khắc phục tình trạng mất cân bằng oxy hoá và ngăn ngừa các tác hại về sức khỏe liên quan đến vấn đề này:

4.1. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hoá

Một trong những cách hàng đầu giúp cải thiện tình trạng stress oxy hóa là bổ sung thêm những chất chống oxy hoá thông qua các thực phẩm ăn uống thường ngày, bao gồm:

  • Thực phẩm giàu vitamin A như trứng, sữa, quả màu đỏ, gan, cam,...
  • Thực phẩm giàu vitamin E như hướng dương, khoai lang, dầu vừng, dầu lạc, bơ, dầu đậu nành,...
  • Thực phẩm giàu vitamin C như ổi, chanh, cam, rau củ, ớt chuông,...
  • Thực phẩm giàu axit béo omega – 3 như hạt óc chó, hạt lanh, cá trích, cá hồi, cá thu,...
  • Thực phẩm giàu Selenium như phô mai, hải sản, các loại đậu hoặc ngũ cốc,...
  • Thực phẩm giàu Zeaxanthin và Lutein như rau chân vịt, cải bó xôi hoặc súp lơ xanh,...
  • Thực phẩm giàu EGCG như trái cây hoặc trà xanh.
  • Thực phẩm giàu hợp chất Phenol thực vật như mâm xôi, dâu tây, việt quất,...
  • Thực phẩm giàu Curcumin như nghệ.
  • Thực phẩm giàu Coenzyme Q10 như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,...
Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp kiểm soát tốt tình trạng mất cân bằng oxy hóa

Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp kiểm soát tốt tình trạng mất cân bằng oxy hóa

4.2. Uống nước ion giàu kiềm

Theo nghiên cứu cho biết, sử dụng nước ion có chứa nhiều kiềm giúp cơ thể trung hòa các gốc tự do rất hữu hiệu. Trong nước điện giải thường chứa một lượng lớn Hydro hoạt tính, giúp khử khuẩn và cân bằng oxy hoá. Bên cạnh đó, các Hydro trong nước ion có khả năng thẩm thấu vào sâu bên trong các tế bào, giúp loại bỏ gốc tự do gây hại và giữ những hoạt chất có lợi cho cơ thể. Để cải thiện tình trạng suy giảm miễn dịch, oxy hoá, lão hoá và tăng cường chức năng nội tạng, bạn có thể cân nhắc uống nước ion có chứa nhiều kiềm vào mỗi ngày.

4.3. Xây dựng một lối sống khoa học giúp đẩy lùi stress oxy hoá

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa mất cân bằng oxy hoá thông qua việc thiết lập một lối sống và những thói quen sinh hoạt lành mạnh, bao gồm:

  • Không hút thuốc lá hoặc hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói thuốc. Trong khói thuốc có chứa chất độc hại nicotin, khiến các gốc tự do gây hại tăng sinh nhanh chóng trong cơ thể. Do đó, muốn ngăn ngừa tình trạng oxy hoá, bạn cần phải tránh xa tác nhân này.
  • Tăng cường tập thể dục, giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư và tăng khả năng chống oxy hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập thể dục ở cường độ vừa phải, tránh tập luyện quá sức gây phản tác dụng.
  • Ngủ nghỉ đúng giờ nhằm duy trì sự cân bằng hoạt động của cơ thể. Bạn nên ngủ từ 6 - 8 tiếng/ ngày để kích thích cơ thể sản sinh các chất chống oxy hóa và những hormone giúp cân bằng, tái tạo năng lượng.
  • Tránh ăn quá mức cần thiết bởi điều này sẽ khiến cơ thể có nguy cơ cao stress oxy hóa. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày theo khẩu phần phù hợp với trọng lượng cơ thể.
  • Cẩn trọng khi tiếp xúc với các loại hoá chất vì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng oxy hoá.
  • Thường xuyên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 để ngăn ngừa các tác động có hại của tia UV, đồng thời chống oxy hoá hiệu quả.
  • Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích ở bất kỳ dạng nào. Những chất này dễ khiến cơ thể sản sinh dư thừa các gốc tự do, do đó bạn nên thận trọng khi sử dụng chúng.
  • Quan tâm đến sức khỏe tổng quát của bản thân bằng cách khám bác sĩ định kỳ. Thông qua các buổi thăm khám sẽ giúp bạn phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ có hại cho sức khỏe.
  • Có thể trao đổi với bác sĩ về thực phẩm chức năng giúp chống oxy hoá.
Ngủ nghỉ có giờ giấc khoa học giúp cho các hoạt động của cơ thể được cân bằng

Ngủ nghỉ có giờ giấc khoa học giúp cho các hoạt động của cơ thể được cân bằng
 
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chứa chất chống oxy hóa cũng là một trong những giải pháp chống oxy hóa cho cơ thể được nhiều người sử dụng.
 
X5 Biomax Premium - Hỗ trợ chống oxy hóa

X5 Biomax Premium - Hỗ trợ chống oxy hóa

Tình trạng mất cân bằng oxy hóa không chừa ai cả, nó có thể ghé thăm chúng ta bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, bằng cách lựa chọn những chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục,... mỗi chúng ta có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát nó tốt nhất để ngăn ngừa những bệnh lý nguy hại cho sức khỏe.

Các bài viết khác
Công ty TNHH Plan Do See Việt Nam
© 2021. Bản quyền thuộc Plandosee.com.vn. Tất cả các quyền được bảo hộ. Thiết kế website bởi Tất Thành