0969 468 619

Mối nguy hại từ thực phẩm chức năng giả

Ngày đăng: 13/09/2021 - 02:00 PM 1.116 lượt xem

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) của người tiêu dùng (NTD) tăng cao, khiến thị trường này sôi động hơn. Do lợi nhuận "khủng" từ kinh doanh TPCN, không ít đối tượng xấu làm giả mặt hàng này với giá rẻ, không rõ nguồn gốc để bán dưới danh nghĩa hàng xách tay nước ngoài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng, gây hỗn loạn thị trường.

Các chuyên gia Y tế đã cảnh bảo rằng khi thường xuyên tiếp xúc, sử dụng những thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng có nguy cơ nhiễm và tích tụ các loại độc tố vào cơ thể, về lâu dài có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng các cơ quan chức năng quan trọng như gan, thận, tuỷ sống, rối loạn di truyền, ảnh hưởng đến phụ nữ khi mang thai cũng như sự phát triển bình thường ở trẻ em.
 
Việc phát hiện, thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng, đồng thời không mua những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ góp phần khắc phục tình trạng thực phẩm không an toàn đến tay người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của chính chúng ta.

Mối nguy hại từ thực phẩm chức năng giả

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra thuốc và thực phẩm chức năng tại Hà Nội.

Dễ như làm "thần dược dởm"

Do quen biết với một người chuyên phân phối mỹ phẩm cho các đại lý tỉnh lẻ, chúng tôi đề nghị được tham gia trong vai một người đi đặt mua buôn TPCN giả ở chợ Lim (Bắc Ninh), bắt đầu hành trình truy tìm nguồn gốc của những viên "thần dược dởm", trong đó có cả TPCN. Chợ Lim từ lâu được coi là điểm trung chuyển hàng giả, hàng nhái lớn của cả nước, nhưng trong chợ, tuyệt đối không có gian hàng nào treo biển bán TPCN. Khi hỏi mua các loại TPCN như collagen, sữa ong chúa giá rẻ với đơn hàng từ 40 triệu đến 50 triệu đồng, chúng tôi đều nhận được cái lắc đầu đầy dò xét và đề phòng của người bán hàng. Sau một hồi giới thiệu, nói tên một vài "đại gia" buôn bán thuốc tư nhân là chỗ "làm ăn, đi lại", chủ một cửa hàng quần áo tỏ ra cởi mở hơn và "mách nước": Chỗ chị có đủ hết các sản phẩm đó, nhưng bọn em phải đặt hàng trước mới có, vì phần lớn đều đặt mối hàng từ bên kia biên giới. Hơn nữa, vừa rồi khu vực này bị "thị trường" (quản lý thị trường) và công an "quét" dữ quá nên không còn ai ở chợ dám "ôm hàng" nữa.

Chợ Lũng Vài, một khu chợ Trung Quốc, cách cửa khẩu Hữu Nghị chừng hai đến ba km là "thủ phủ" đủ các loại hàng lậu trước khi được chuyển về Việt Nam tiêu thụ. Là chợ vùng biên, nhưng Lũng Vài không có vẻ gì sôi động của việc buôn bán hàng hóa qua lại hai bên biên giới, mọi thứ im ắng một cách kỳ lạ. Ghé vào một cửa hàng chuyên bán mỹ phẩm, ngỏ ý muốn đặt mua sữa ong chúa với số lượng lớn, chúng tôi được một phụ nữ Trung Quốc tên là Vương Lệ, nói tiếng Việt khá sõi cho biết, sẵn sàng đáp ứng, bất kể số lượng nào. Chỉ cần đưa mẫu sản phẩm sang, muốn hàm lượng ra sao, mức giá bao nhiêu, sẽ được đáp ứng đúng yêu cầu. Theo giới thiệu của Vương Lệ, "hàng" sẽ được đóng thành từng bịch lớn dưới dạng viên nang có mầu sắc, kích cỡ giống y hệt sản phẩm thật, còn hàm lượng "chất bổ" cũng như lọ chứa, vỏ hộp và tem nhãn sẽ tùy theo giá tiền, càng cao càng giống hàng thật. Tuy nhiên, các loại sản phẩm nêu trên đều phải đặt số lượng và đặt cọc tiền trước, trong thời gian hơn một tuần mới được lấy hàng, vì đây chỉ là điểm trung chuyển, cho nên mẫu hàng sẽ gửi đến các xưởng chuyên làm hàng giả, hàng nhái cách chợ hơn 1.000 km.

Không biết thành phần, hàm lượng "chất bổ" thật sự có trong những viên con nhộng bèo nhèo kia là gì, chỉ qua cách đặt vấn đề như trên, đã thấy việc đặt làm giả TPCN chưa bao giờ dễ đến thế. Thậm chí gần đây, người mua hàng không phải cất công đến tận đầu mối vùng biên giới xa xôi, đã có thêm một phương thức giao dịch, đặt hàng giả qua mạng in-tơ-nét, thuận tiện và nhanh chóng hơn nhiều. Người mua chỉ cần truy cập vào các trang thương mại điện tử, như: Taobao, Alibaba, Amazon,... dễ dàng tìm được những xưởng nhận làm TPCN giả, nhất là tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc). Đây thường là những xưởng có quy mô nhỏ, sản phẩm làm giả với mức giá chỉ bằng 1/10 hàng thật (khoảng 30 nghìn đến 50 nghìn đồng/lọ nhau thai cừu hay sữa ong chúa). Phương thức đặt hàng đơn giản một cách không ngờ, chẳng cần hợp đồng hay giấy tờ, nếu khách có nhu cầu chỉ cần thống nhất với nhau bằng miệng. Một cú điện thoại thỏa thuận với nhau về giá, sau đó gửi kèm mẫu hàng cùng 50% giá trị đơn hàng, sau một tuần, chủ xưởng có trách nhiệm vận chuyển hàng đến điểm tập kết tại các kho chứa sát biên giới, ít người qua lại. Các chủ hàng cứ theo địa điểm, thời gian đã hẹn trước đến nhận hàng và thuê người địa phương chuyển về Việt Nam qua đường mòn biên giới, tránh sự kiểm tra, phát hiện của các lực lượng chức năng.

Thận trọng với TPCN

Qua khảo sát tại vài điểm "chợ đầu mối", trung chuyển khu vực biên giới Lạng Sơn, chúng tôi nhận thấy có hẳn một "thế giới ngầm" và những đường dây chuyên cung cấp, vận chuyển hàng hóa về Việt Nam cho các đối tượng phân phối, buôn bán hàng giả trong nước. Nếu không được kịp thời phát hiện, những viên vi-ta-min, dầu cá, collagen không rõ nguồn gốc kia sẽ trở thành những mặt hàng TPCN, "thần dược" chống lão hóa, tăng cường sức khỏe có giá cả triệu đồng mà người sử dụng không hề hay biết. Trong thời gian qua, nhu cầu sử dụng TPCN của NTD có xu hướng tăng mạnh, nhưng nào ai dám chắc những thứ mình đang sử dụng là hàng thật, là "thần dược" như lời quảng cáo, đồn thổi? Tâm lý "sính ngoại" cùng sự dễ dãi trong việc lựa chọn TPCN của một bộ phận NTD như một chất xúc tác khiến thị trường này ngày càng trở nên lộn xộn và mất an toàn.

Mới đây, dư luận hết sức hoang mang khi một đường dây chuyên phân phối TPCN giả bị phát hiện, bóc gỡ, với 10 tấn hàng ở chợ Lim (Bắc Ninh) và 20 tấn tại một số khu vực ở Hà Nội. Qua kiểm tra, các cơ quan chức năng xác định những sản phẩm "danh tiếng" được nhiều người ưa chuộng như nhau thai cừu, sữa ong chúa, collagen,... đều có chung một thành phần là... bột mì. Đáng lo ngại hơn, khối lượng TPCN bị lực lượng chức năng thu giữ trên chỉ là phần nhỏ còn lại của số lượng lớn hàng hóa đã được tung ra tiêu thụ trên thị trường trước đó. Thống kê của Hiệp hội TPCN Việt Nam, cứ 10 người ở các thành phố, đô thị lớn, có đến hơn nửa có sử dụng TPCN. Theo Phó Cục trưởng Quản lý thị trường (Bộ Công thương) Đỗ Thanh Lam, TPCN hiện đang bị làm giả rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Từ đầu tháng 6 đến nay, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đồng loạt việc kinh doanh TPCN tại nhiều nhà thuốc trên địa bàn thành phố và đã phát hiện 82 vụ vi phạm, xử phạt số tiền hàng trăm triệu đồng. Qua các vụ phát hiện và bắt giữ gần đây cho thấy, các đối tượng làm giả rất tinh vi, đầu tư, trang bị đầy đủ dụng cụ, máy móc hiện đại để đóng gói, dán tem nhãn sản phẩm không khác gì hàng chính hãng. Các sản phẩm này đều được "đội lốt" bao bì, nhãn mác của các nước: Nhật Bản, Ca-na-đa, Hoa Kỳ,... với độ tinh xảo rất cao, tiêu thụ trên thị trường với giá bán bằng hàng thật nên NTD rất khó phân biệt.

Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã chỉ đạo: Tại các khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển, lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát các tuyến, địa bàn trọng điểm để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN là hàng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trên thị trường trong nước, trọng điểm là địa bàn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, lực lượng quản lý thị trường, công an cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN.

Có thể thấy, để tạo thế "gọng kìm" tiêu diệt vấn nạn TPCN giả, rất cần giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ các cơ quan quản lý nhà nước. Bởi hiện nay, có quá nhiều loại TPCN không rõ nguồn gốc, chất lượng không bảo đảm, thậm chí nguy hại đến sức khỏe người sử dụng nhưng vẫn được kinh doanh và quảng cáo tràn lan như những "thần dược". Nếu không có những "đơn thuốc đặc trị" của lực lượng chức năng đối với hành vi vận chuyển, buôn bán TPCN, hàng loạt vụ TPCN giả vừa bị phát hiện và xử lý cũng chỉ như "đá ném ao bèo". Về góc độ NTD, cần tự bảo vệ chính mình, thận trọng khi lựa chọn và sử dụng các sản phẩm TPCN không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không để bị "tiền mất, tật mang" với hàng giả.

Nên tìm mua thực phẩm chức năng của những đơn vị uy tín

Để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, các bạn nên lựa chọn sản phẩm được sản xuất và phân phối từ những đơn vị uy tín.

Công ty TNHH Plan Do See Việt Nam


Plan Do See Việt Nam là công ty với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất phân phối thực phẩm chức năng nhập khẩu chính hãng từ Nhật Bản là một địa chỉ tin cậy khi bạn muốn mua thực phẩm chức năng làm đẹp hoặc chăm sóc sức khoẻ...

Quý khách có nhu cầu mua thực phẩm thực chức năng có thể liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 096 9468 619

Các bài viết khác
Công ty TNHH Plan Do See Việt Nam
© 2021. Bản quyền thuộc Plandosee.com.vn. Tất cả các quyền được bảo hộ. Thiết kế website bởi Tất Thành