Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người, tuy nhiên trong nhiều trường hợp hệ miễn dịch bị suy yếu khiến cho cơ thể dễ dàng bị các tác nhân có hại xâm nhập làm cho sức khỏe yếu đi. Fucoidan được các nhà nghiên cứu công nhận hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch thông qua các công trình nghiên cứu và thí nghiệm lâm sàng, chính vì vậy việc sử dụng Fucoidan với hệ miễn dịch để tăng cường sức khỏe là một trong những giải pháp đơn giản mà vô cùng hiệu quả.
Hệ miễn dịch chống lại các tác nhân có hại đến cơ thể.
Một trong những hướng đi triển vọng trong việc điều trị ung thư hiện nay là sử dụng liệu pháp miễn dịch - biện pháp sử dụng chính hệ miễn dịch của bệnh nhân nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn ngừa nó tăng sinh, xâm lấn và di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng, việc sử dụng Fucoidan – một hợp chất có trong các loài tảo nâu để kích thích hệ miễn dịch chống lại các tế bào ung thư hiện đang là một liệu pháp miễn dịch đạt hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh.
Phương pháp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sức khỏe người bệnh trong quá trình điều trị ung thư bằng Fucoidan được nhiều người quan tâm. Năm 2018, giải Nobel Y học vinh danh công trình nghiên cứu về liệu pháp ung thư bằng cách ức chế điều hòa miễn dịch âm tính của 2 nhà khoa học người Mỹ và Nhật Bản, mở ra tiềm năng trong điều trị ung thư thông qua khả năng miễn dịch tự nhiên của con người.
Cũng tại Nhật Bản, TS.BS Daisuke Tachikawa - Viện phó Bệnh viện Wakamiya (Nhật Bản) - tạo tiếng vang lớn khi cùng đồng sự nhiều năm nghiên cứu về tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của hợp chất Fucoidan trong điều trị ung thư.
Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể
Tế bào bạch huyết có 2 loại được sản xuất trực tiếp từ tủy xương: tế bào T và tế bào B. Tế bào B sản sinh ra kháng thể (kháng thể huyết thanh) giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại ở bên ngoài xâm nhập vào cơ thể kể cả tế bào ung thư. Bên cạnh đó, các tế bào hỗ trợ T tạo ra các chất hoạt hóa lympho hỗ trợ quá trình sản sinh kháng thể của tế bào B.
Các tế bào miễn dịch của hệ miễn dịch
Vai trò của tế bào ức chế T vô cùng quan trọng vì đây là nơi ra lệnh dừng hay tiếp tục tấn công các yếu tố gây hại tránh xảy ra hiện tượng bảo vệ cơ thể quá mức dẫn đến hư hỏng các bộ phận khác. Trong khi đó, tế bào tiêu diệt T sẽ tiêu diệt các tác nhân gây hại từ bên trong cơ thể.
Ngoài ra, hệ miễn dịch còn có đại thực bào cũng có khả năng chống lại tác nhân gây hại bằng cách “nuốt chửng” các tế bào có hại. Bên cạnh đó, nó còn sản xuất ra rất nhiều enzymes và cytokines gồm: interferons, interleukins và nhiều hoạt chất sinh học khác với mục đích thông báo cho các tế bào T về sự xuất hiện của các yếu tố gây hại cho cơ thể.
Mặt khác, các tế bào tiêu diệt tự nhiên hoạt động tự do không nhận lệnh từ bất kỳ tế bào khác và sẽ lập tức tiêu diệt các tác nhân lạ mà chúng bắt gặp. Khoa học đã chứng minh các tế bào NK là những tế bào miễn dịch thường xuyên tấn công tiêu diệt các tế bào ung thư.
Vai trò của hệ miễn dịch trong việc điều trị ung thư
Cơ thể chúng ta luôn có những cơ chế để tự bảo vệ mình tránh khỏi các tác nhân gây hại, đó được gọi là hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, nhiễm trùng (do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng) và trong đó có cả các tế bào ung thư.
Tuy nhiên, nhiều khi hệ miễn dịch của con người vẫn gặp phải những thất bại trong việc tiêu diệt tế bào ung thư. Nguyên nhân có thể là do các tế bào ung thư có các cơ chế riêng để né tránh các tế bào miễn dịch. Hoặc do các tế bào ung thư lan truyền vào tủy xương (bệnh bạch cầu, ung thư hạch và một số bệnh ung thư khác) khiến tủy xương không thể sản sinh các tế bào máu có vai trò miễn dịch. Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị ung thư (xạ trị, hóa trị,…) có thể tạm thời làm suy yếu hệ miễn dịch, do các phương pháp này làm giảm số lượng tế bào bạch cầu được tạo ra ở tủy xương.
Có thể nói rằng hệ thống miễn dịch của cơ thể rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư bởi hệ miễn dịch có thể giúp chống lại các tế bào ung thư một cách tự nhiên và an toàn. Một số tế bào của hệ thống miễn dịch có thể nhận ra các tế bào ung thư là bất thường và tiêu diệt chúng. Mặc dù điều này là chưa đủ để có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh ung thư của người bệnh, nhưng nó cũng mở ra một hướng đi mới trong việc điều trị căn bệnh ung thư. Đó là liệu pháp miễn dịch - việc sử dụng các phương pháp điều trị nhằm kích thích hệ thống miễn dịch để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Với nhiều nghiên cứu chuyên sâu, Fucoidan đã được chứng minh là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể mạnh mẽ, và từ đó giúp tiêu diệt các tế bào ung thư một cách hiệu quả.
Cấu trúc phân tử của Fucoidan
Fucoidan tiêu diệt các tế bào ung thư thông qua việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Fucoidan có tác dụng kích thích hệ thông miễn dịch của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có các tế bào ung thư. Fucoidan có khả năng thúc đẩy quá trình nhận diện kháng nguyên, tăng cường tác dụng chống lại sự hình thành các khối u và bổ trợ hệ miễn dịch (tuy nhiên cơ chế vẫn chưa thực sự rõ ràng).
Khi nghiên cứu về tác dụng của Fucoidan lên các tế bào gan (cDC) của lá lách ở chuột, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng fucoidan có tác dụng điều chỉnh số lượng phân tử trình diện CD40, CD80 và CD86; kích thích sản xuất IL-6, IL-12 và TNF-α trong các tế bào cDC. Bên cạnh đó, Fucoidan cũng thúc đẩy việc sản sinh các tế bào bạch cầu Th1 và Tc1 sản xuất IFN-γ phụ thuộc IL-12. Ngoài ra, khi được sử dụng chung với kháng nguyên OVA, fucoidan còn thúc đẩy quá trình sản xuất kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên này, tăng cường nhận diện kháng nguyên lên MHC lớp I và MHC lớp II trên tế bào cDC lá lách và thúc đẩy mạnh mẽ sự gia tăng của các tế bào TCD4, TCD8 đặc hiệu OVA.
Một nghiên cứu khác về tác dụng của Fucoidan đối với chuột bị ung thư đại tràng cũng cho thấy khả năng ức chế sự tăng trưởng của khối u một cách đáng kể. Nghiên cứu này cũng cho thấy Fucoidan làm tăng số lượng các tế bào diệt tự nhiên (tế bào NK – một loại tế bào miễn dịch đóng vai trò quan trọng cho việc tiêu diệt tế bào ung thư) trong lá lách của chuột.
Ngoài việc có tác động kích thích trực tiếp hệ miễn dịch của con người. Fucoidan còn có tác dụng điều hòa miễn dịch và giúp hệ miễn dịch tránh khỏi các tác nhân ức chế miễn dịch mạnh. Cyclosporine A (CsA) là một tác nhân ức chế miễn dịch mạnh. Sử dụng Fucoidan cùng với Cyclosporine A có thể làm giảm thiểu tác dụng ức chế miễn dịch của CsA: giảm nồng độ nitric oxide, cải thiện nồng độ kháng thể IgG, gia tăng số lượng tế bào T CD3+ và nồng độ IL-2, IL-6 và IFN-plasma trong huyết tương,…
Từ những nghiên cứu trên, có thể kết luận rằng Fucoidan có tác dụng kích thích sản sinh các tế bào, các thành phần và yếu tố của hệ miễn dịch, đồng thời làm giảm thiểu tác động của các tác nhân ức chế miễn dịch mạnh. Từ đó giúp tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch của cơ thể trong việc chống lại các tế bào ung thư.